Bệnh ĐÁI THÁO ĐƯỜNG và những kiến thức bạn cần biết.

Bệnh tiểu đường là gì ? Bệnh tiểu đường có các loại nào? Nguyên nhân nào gây ra bệnh tiểu đường? Cách điều trị ra sao là những câu hỏi mà người bệnh thường quan tâm. Ngay sau đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!

Định nghĩa

Đái tháo đường là tình trạng tăng đường trong máu mạn tính, không lây nhiễm, có tính di truyền, do thiếu Insulin (tụy tạng không tiết Insulin hay Insulin hoạt động không hiệu quả). Insulin là một chất do tụy tạng tiết ra có tác dụng làm cho đường trong máu luôn ở mức ổn định. 

Dịch tễ bệnh tiểu đường

Ngày nay, bệnh đái tháo đường đường đang bùng phát trên toàn cầu. Theo dữ liệu của Liên đoàn đái tháo đường Thế giới – IDF, năm 2019 có 463 triệu người mắc bệnh đái tháo đường trên thế giới. 

Bệnh tiểu đường là gì? Biểu đồ tăng trưởng bệnh tiểu đường, đái tháo đường trên thế giới, theo Atlas IDF 2019

Biểu đồ tăng trưởng của bệnh tiểu đường

  • Cứ 11 người lớn ( 20 – 79 tuổi): có 1 người bị tiểu đường
  • 50% người mắc bệnh tiểu đường nhưng chưa được chẩn đoán
  • Tỉ lệ người bệnh tiểu đường cao tuổi ( >65 tuổi ) chiếm 20%.
  • Cứ 6 thai nhi thì có 1 bé chịu ảnh hưởng của tăng đường trong máu. 84% là do đái tháo đường thai kỳ…

Tại sao bị bệnh tiểu đường – đái tháo đường ?

Như chúng ta đã biết, tiểu đường là do đường glucose tăng cao trong máu. Vậy Glucose từ đâu mà có? và tại sao glucose lại tăng trong máu.

Glucose

Bệnh tiểu đường là gì? Glucose được tạo ra từ thức ăn: carbohydrate làm tăng đường trong máu.

Sau khi chúng ta ăn vào, thức ăn sẽ được chuyển thành glucose.

Glucose là dạng đường đơn, rất quan trọng giúp cho não hoạt động và là nguồn năng lượng giúp cơ thể hoạt động và xây dựng các tế bào cũng như cơ quan.

Nồng độ glucose trong máu được điều hoà bởi insulin. Có nghĩa là glucose tăng cao hay thấp là do tác dụng của insulin.

Vai trò insulin trong bệnh tiểu đường là gì?

Insulin là một loại hoóc-môn có trong cơ thể. Insulin được tế bào beta tuyến tuỵ tiết ra.

Insulin tiết ra nhiều hay ít là tuỳ thuộc vào lượng carbohydrate và các thành phần khác sau khi chúng ta ăn vào.

Insulin “quản lý” đường glucose như thế nào?

Bệnh tiểu đường là gì? Đái tháo đường là gì ? Insulin không đưa glucose đi vô tế bào để tạo năng lượng

Khi glucose trong máu tăng cao do chúng ta ăn nhiều thức ăn chứa tính bột….

Lập tức, insulin được tiết ra với số lượng tương ứng, để đưa Glucose từ máu đến gan và dự trữ ở đó.

Đồng thời insulin cũng đưa glucose đến cho các tế bào ở cơ, mô mỡ… tiêu thụ.

Khi glucose trong máu thấp ( như khi chúng ta nhịn đói ), tuyến tuỵ sẽ giảm sản xuất insulin.

Khi đó những hormon khác sẽ hoạt động để lấy glucose đã dự trữ ở gan, ở các tế bào cơ, mô mỡ…đưa vào trong máu.

Khi bị tiểu đường, insulin hoạt động như thế nào? Tiểu đường là gì?

Glucose trong máu tăng cao. Cơ thể sẽ cố sản xuất thêm insulin để đưa glucose từ máu vào trong tế bào. 

 Điều này sẽ làm cho tế bào beta tuyến tuỵ càng nhanh chóng kiệt quệ. Và lượng insulin ngày càng giảm đi. Glucose lại sẽ tiếp tục tăng.

Bệnh tiểu đường – đái tháo đường có các loại nào?

Bệnh tiểu đường được chia thành 4 nhóm, các loại bệnh tiểu đường phổ biến nhất là Tiểu đường Type 1 và Tiểu đường Type 2.

BỆNH TIỂU ĐƯỜNG – ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 1

Bệnh tiểu đường hay đái tháo đường type 1 còn gọi là bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin, xảy ra ở người trẻ, cần tiêm insulin để kiểm soát đường (

Bệnh chiếm khoảng 5% tỉ lệ bệnh tiểu đường, thường gặp ở thanh thiếu niên.

Cơ chế gây bệnh là do cơ thể tự sinh kháng thể tấn công vào các tế bào tiểu đảo tuỵ, nơi sản xuất insulin.

Các triệu chứng tiểu đường type 1 xuất hiện và diễn tiến nhanh.

Chẩn đoán bệnh cần thực hiện các xét nghiệm về miễn dịch:

  • Kháng thể kháng tế bào tiểu đảo tuỵ ICA –
  • Islet Cell Antibody hay kháng thể kháng GAD – Anti-GAD.

Bệnh nhân cần tiêm insulin để kiểm soát đường huyết.

BỆNH TIỂU ĐƯỜNG – ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2

Bệnh tiểu đường type 2 hay tiểu đường không phụ thuộc insulin, là dạng tiểu đường thường gặp nhất, chiếm gần 95% bệnh tiểu đường.

Bệnh thường gặp ở người lớn tuổi, thừa cân hay béo phì, ít vận động. Bệnh có yếu tố di truyền.

Các triệu chứng thường âm thầm, có thể mắc bệnh trong nhiều năm mà vẫn không phát hiện được.

Cơ chế gây bệnh thường do di truyền hay tình trạng gia tăng đề kháng insulin.

Chẩn đoán khá đơn giản, chỉ cần xét nghiệm đường Glucose, HbA1c trong máu…

Điều trị với chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường vận động, uống thuốc điều trị tiểu đường hay tiêm insulin nếu cần…

TIỂU ĐƯỜNG – ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ

Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng tăng đường glucose máu trong thời gian mang thai. Đường huyết sẽ trở về bình thường sau khi sanh.

Như vậy, nếu sản phụ đã bị tiểu đường type 2 hay type 1 từ trước, đang mang thai sẽ không được xem là đái tháo đường hay tiểu đường thai kỳ.

Cơ chế làm tăng đường glucose trong máu được cho là do tình trạng tăng đề kháng insulin khi mang thai và do các hormone từ nhau thai tiết ra.

Chẩn đoán dựa vào nghiệm pháp dung nạp glucose ở thời điểm 24 -28 tuần thai.

Điều trị chủ yếu bằng chế độ ăn. Chỉ khoảng 10% bệnh nhân cần tiêm insulin để kiểm soát đường máu.

Ngoài những phương pháp điều trị, chế độ ăn uống hợp lý, tập thể dục điều độ thì người bệnh Đái tháo đường cần sử dụng một số loại sữa dinh dưỡng để bổ sung chất dinh dưỡng cũng như duy trì đường huyết ổn định. Mời các bạn cũng tìm hiểu một trong những sản phẩm mà các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu khuyên dùng là sản phẩm sữa EUROFIT CADIBET.

Leave Comments

Scroll
0286 271 9628
0986378247