Viêm loét dạ dày là bệnh gì? Nên ăn gì và kiêng gì?

Bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng là bệnh thường gặp ở đa số mọi người. Trong giai đoạn bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng mới phát hiện, bệnh có thể chữa trị được hoàn toàn, tuy nhiên khi để bệnh viêm loét sang giai đoạn mạn tính, thì việc chữa trị căn bệnh này sẽ gặp nhiều khó khăn và dễ gây ra các biến chứng đáng tiếc.

Vậy bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng là gì? Những nguyên nhân cũng như cách điều trị bệnh thế nào? Bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn đọc tìm hiểu rõ về căn bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng.

1, Viêm loét dạ dày – tá tràng là bệnh gì?

Viêm loét dạ dày – tá tràng là căn bệnh gây tổn thương viêm và loét trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (phần đầu của ruột non). Những tổn thương này xảy ra khi lớp niêm mạc (màng lót bên trong cùng) của dạ dày hay tá tràng bị bào mòn và các lớp bên dưới thành dạ dày hay thành ruột sẽ bị lộ ra. Vết loét ở tá tràng chiếm 95%, vết loét ở dạ dày chiếm 60%, trong đó vết loét ở bờ cong nhỏ dạ dày chiếm 25% các trường hợp.

2, Yếu tố nguy cơ của bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng.

  • Thường xuyên hút thuốc lá, rượu bia, các chất kích thích
  • Căng thẳng thần kinh, stress
  • Thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ
  • Nhiễm vi khuẩn helicobacter pylori (HP)
  • Thường xuyên sử dụng các loại thuốc có tác dụng giảm đau, kháng viêm

3, Các dấu hiệu của bệnh viêm loét dạ dày

3.1, Đau vùng bụng trên rốn (hay còn gọi là đau vùng thượng vị)

Đây là một trong các dấu hiệu chính của bệnh viêm loét dạ dày. Nếu loét tá tràng thì cơn đau thường sẽ xuất hiện vào lúc đói hoặc là lúc sau ăn khoảng 2 – 3 tiếng, có thể đau vào lúc nửa đêm về sáng, lan ra sau lưng. Cơn đau xuất hiện âm ỉ, đau tức bụng hoặc đau quặn từng cơn. Bạn nên hạn chế ăn những món ăn chua, cay… khi đang đói.

3.2, Đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn hay nôn.

Một số triệu chứng như đầy bụng, buồn nôn cũng là một trong những dấu hiệu thường xuyên của bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng.

Cảm giác bị đầy bụng, khó tiêu là do dạ dày đã bị tổn thương, kéo theo hoạt động tiêu hóa chậm lại, khiến cho người bệnh thường cảm thấy chướng bụng, đầy hơi.

3.3, Mất ngủ, ngủ không ngon giấc

Mất ngủ hay giấc ngủ thường xuyên bị gián đoạn do bụng bị đầy hơi, bụng nặng cảm giác khó tiêu, hay do đau lúc bụng đói nửa về đêm sáng.

3.4, Ợ hơi, ợ chua, hoặc nóng rát thượng vị

Đa số bệnh nhân khi bị viêm loét dạ dày – tá tràng thường có các triệu chứng này. Ợ hơi, hoặc ợ chua là những dấu hiệu rất hay gặp phải ở những bệnh nhân bị bệnh trong thời kỳ đầu.

Ợ nóng rát thượng vị thường xuất hiện ở bệnh nhân có trào ngược dạ dày thực quản hơn.

3.5, Rối loạn tiêu hóa

Một dấu hiệu của viêm loét dạ dày – tá tràng nữa đó là có triệu chứng bị tiêu chảy hoặc táo bón. Do việc tiêu hóa không ổn định, người bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng thường bị sút cân. Nhưng ngược lại, vì triệu chứng đau thường xảy ra lúc bụng đói nên bệnh nhân hay ăn nhiều hơn, cũng có thể gây tăng cân nhanh.

Tuy nhiên, các triệu chứng kể trên chỉ có mang tính chất gợi ý chứ không thể chẩn đoán một cách chính xác. Người bệnh nên đến bệnh viện để được tiến hành các thủ thuật chuyên khoa, xét nghiệm kiểm tra, và đặc biệt là tiến hành nội soi dạ dày – tá tràng. Phương thức nội soi sẽ giúp chúng ta biết được chính xác vị trí, mức độ tổn thương của bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng, hay có nhiễm vi khuẩn HP hay không. Từ đó, bác sĩ có thể đưa ra được chỉ định và phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả nhất cho người bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng.

Tìm hiểu về bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng
Đau bụng vùng thượng vị là dấu hiệu khả năng mắc bệnh viêm loét dạ dày
4, Bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng nên ăn gì, kiêng gì.
Viêm loét dạ dày nên ăn gì
4.1, Thức ăn cần bổ sung cho người bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng.

Chế độ ăn uống khoa học không chỉ có tác dụng ngăn ngừa các cơn đau dạ dày tái phát mà còn là yếu tố tạo nên thành công trong quá trình chữa trị bệnh viêm loét dạ dày. Và một số loại thực phẩm mà người bị viêm loét dạ dày nên ăn bao gồm:

Nên ăn uống các loại thực phẩm có nhiều protein:

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn các loại thực phẩm này vì nó có tác dụng làm liền các vết loét trên niêm mạc dạ dày và các tế bào khác bị tổn thương…Phần lớn các loại thực phẩm có chứa hàm lượng protein cao là: sữa chua, sữa ít béo, thịt nạc, cá, đậu nành….

Nên ăn chuối: 

Đây là một loại quả mà người bị bệnh về dạ dày nên ăn vì trong chuối có rất nhiều dưỡng chất có lợi có thể hạn chế được sự phát triển của vi khuẩn HP cũng như làm tăng lượng chất nhầy sản sinh giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày. Theo các bác sĩ tại Bệnh Viện Đa Khoa Bảo Sơn thì người bị viêm loét dạ dày nên ăn ít nhất 3 quả chuối trong 1 ngày sau các bữa ăn để có thể cải thiện bệnh một cách tốt nhất.

Nên ăn nhiều rau xanh: 

Là một trong những thực phẩm có thể cung cấp rất nhiều vitamin có lợi cho sức khỏe đặc biệt có thể cải thiện tình trạng viêm loét của niêm mạc dạ dày như: Vitamin A, Vitamin C, Vitamin K, Canxi (Ca), Sắt (Fe)…Các loại rau xanh này bao gồm: Cải xanh, bắp cải xanh, đậu xanh….

4.2, Bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng nên kiêng gì?

Khi niêm mạc dạ dày bị viêm và xuất hiện các vết loét đồng nghĩa với đó là các chức năng của dạ dày sẽ bị suy giảm vì vậy người bệnh cần phải chọn lọc kỹ các loại thức ăn nên ăn để không làm ảnh hưởng đến quá trình phục hồi chức năng của dạ dày. Ngoài ra mọi người cũng cần lưu ý đến các loại thực phẩm mà khi bị viêm loét dạ dày tuyệt đối không nên ăn như:

Hạn chế ăn uống các loại thực phẩm có chứa café và nồng độ cồn cao:

Khi ăn uống đồ có Café và nồng độ cồn cao sẽ làm tăng khả năng tiết axit trong dạ dày gây ra tình trạng đau dạ dày thường xuyên hơn. Vì vậy cần hạn chế các loại như: rượu, bia, café, coca…

Không nên ăn thức ăn có nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng:

Các loại thực phẩm ăn vặt như đồ chiên rán, hay các món xào cùng các gia vị cay nóng như ớt, hạt tiêu….sẽ làm tăng khả năng kích ứng dạ dày từ đó khiến cho các vết loét trên niêm mạc lan rộng ra xung quanh khiến cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Kiêng ăn các loại thực phẩm giàu axit:

Khi ăn các loại thực phẩm có hàm lượng axit cao thì dạ dày của người bệnh dễ bị kích thích làm ảnh hưởng trực tiếp đến các vết thương, vết loét…khiến cho quá trình tự làm liền vết loét đó khó khăn hơn. Các loại thực phẩm có hàm lượng axit cao bao gồm: Chanh, cam, nước ép một số loại hoa quả, xoài….

Hiểu được nỗi khổ của người bệnh mắc bện viêm loét dạ dày – tá tràng, các chuyên gia dinh dưỡng đã nghiên cứu và khuyên dùng thực phẩm chức năng An Dạ Green nhằm giúp người bệnh giảm đau, cải thiện các triệu chứng và giảm nguy cơ viêm loét dạ dày – tá tràng.

Leave Comments

Scroll
0286 271 9628
0986378247